Tìm hiểu Artisan trong Laravel
Tìm hiểu Artisan trong Laravel
Xin chào anh em, hôm nay mình lại tiếp nới chuỗi bài trong series Laravel và những điều thú vị về nó. Như các bạn biết rồi đấy, khi mới tiếp cận với framework Laravel , mình cũng thấy khá ngạc nhiên khi framework này có một công cụ dòng lệnh Artisan
. Khi nói đến các công cụ dòng lệnh thì các bạn nghĩ đến gì, ban đầu mình cũng nghĩ nó là một cái gì to tát khó hiểu lắm. Vậy thực chất nó là cái gì vậy, chúng mình cùng đi tìm hiểu nhé.
1.Laravel Artisan là cái gì ?
Theo mình tím hiểu thì Artisan là giao diện command-line được thêm vào Laravel. Nó cung cấp một số lệnh hữu ích mà có thể hỗ trợ bạn trong khi xây dựng ứng dụng của mình. Giảm thiểu thời gian viết code cũng như tự động hóa một số công việc. Bạn có thể sử dụng câu lệnh php artisan list
để xem danh sách các câu lệnh hỗ trợ bởi Artisan.
blog git:(master) ✗ php artisan list
Laravel Framework 5.6.26 Usage:
command [options] [arguments] Options:
-h, --help Display this help message
-q, --quiet Do not output any message
-V, --version Display this application version
--ansi Force ANSI output
--no-ansi Disable ANSI output
-n, --no-interaction Do not ask any interactive question
--env[=ENV] The environment the command should run under
-v|vv|vvv, --verbose Increase the verbosity of messages: 1 for normal output, 2 for more verbose output and 3 for debug Available commands:
clear-compiled Remove the compiled class file
down Put the application into maintenance mode
env Display the current framework environment
help Displays help for a command
inspire Display an inspiring quote
list Lists commands
migrate Run the database migrations
preset Swap the front-end scaffolding for the application
serve Serve the application on the PHP development server
tinker Interact with your application
up Bring the application out of maintenance mode
app
app:name Set the application namespace
auth
auth:clear-resets Flush expired password reset tokens
cache
cache:clear Flush the application cache
cache:forget Remove an item from the cache
cache:table Create a migration for the cache database table
command
command:name Command description
config
config:cache Create a cache file for faster configuration loading
config:clear Remove the configuration cache file
db
db:seed Seed the database with records
event
event:generate Generate the missing events and listeners based on registration
key
key:generate Set the application key
make
make:auth Scaffold basic login and registration views and routes
make:channel Create a new channel class
make:command Create a new Artisan command
make:controller Create a new controller class
make:event Create a new event class
make:exception Create a new custom exception class
make:factory Create a new model factory
make:job Create a new job class
make:listener Create a new event listener class
make:mail Create a new email class
make:middleware Create a new middleware class
make:migration Create a new migration file
make:model Create a new Eloquent model class
make:notification Create a new notification class
make:observer Create a new observer class
make:policy Create a new policy class
make:provider Create a new service provider class
make:request Create a new form request class
make:resource Create a new resource
make:rule Create a new validation rule
make:seeder Create a new seeder class
make:test Create a new test class
migrate
migrate:fresh Drop all tables and re-run all migrations
migrate:install Create the migration repository
migrate:refresh Reset and re-run all migrations
migrate:reset Rollback all database migrations
migrate:rollback Rollback the last database migration
migrate:status Show the status of each migration
notifications
notifications:table Create a migration for the notifications table
package
package:discover Rebuild the cached package manifest
queue
queue:failed List all of the failed queue jobs
queue:failed-table Create a migration for the failed queue jobs database table
queue:flush Flush all of the failed queue jobs
queue:forget Delete a failed queue job
queue:listen Listen to a given queue
queue:restart Restart queue worker daemons after their current job
queue:retry Retry a failed queue job
queue:table Create a migration for the queue jobs database table
queue:work Start processing jobs on the queue as a daemon
route
route:cache Create a route cache file for faster route registration
route:clear Remove the route cache file
route:list List all registered routes
schedule
schedule:run Run the scheduled commands
session
session:table Create a migration for the session database table
storage
storage:link Create a symbolic link from "public/storage" to "storage/app/public"
vendor
vendor:publish Publish any publishable assets from vendor packages
view
view:cache Compile all of the application's Blade templates
view:clear Clear all compiled view files
Sau khi gõ câu lệnh trên vào command-line thì sẽ ra 1 list các hỗ trợ của artisan.
Mỗi câu lệnh đều có kèm theo tham số , để hiển thi và mô tả những đối số và tùy chọn có thể sử dụng, ta sử dụng câu lệnh php artisan help migrate
➜ blog git:(master) ✗ php artisan help migrate
Description:
Run the database migrations Usage:
migrate [options] Options:
--database[=DATABASE] The database connection to use.
--force Force the operation to run when in production.
--path[=PATH] The path to the migrations files to be executed.
--realpath Indicate any provided migration file paths are pre-resolved absolute paths.
--pretend Dump the SQL queries that would be run.
--seed Indicates if the seed task should be re-run.
--step Force the migrations to be run so they can be rolled back individually.
-h, --help Display this help message
-q, --quiet Do not output any message
-V, --version Display this application version
--ansi Force ANSI output
--no-ansi Disable ANSI output
-n, --no-interaction Do not ask any interactive question
--env[=ENV] The environment the command should run under
-v|vv|vvv, --verbose Increase the verbosity of messages: 1 for normal output, 2 for more verbose output and 3 for debug
Đến đây bạn cũng biết Laravel Artisan là cái gì và nó được dùng như thế nào rồi chứ. Còn rất nhiều điều để nói về nó, chúng mình tìm hiểu tiếp nhé !!!!!!
2. Tinker
Tinker là một ngôn ngữ REPL được hỗ trợ bởi PsySH. Các bạn có biết REPL là gì không? REPL viết tắt của Read – Rval – Print Loop, còn được biết đến với tên language shell, đơn giản nó là một ngôn ngữ cho phép bạn lặp đi lặp lại các công việc đọc dữ liệu, tính toán dữ liệu và in ra màn hình. Laravel Tinker cho phép chúng ta tương tác với các thực thể trong ứng dụng như Eloquent ORM, job, event… Nó rất tiện lợi khi ta muốn kiêm ví dụ như các bạn tạo DB và tạo Model, các bạn sẽ sử dụng Laravel Tinker để kiêm tra xem khi ta khởi tạo Model này , có gán các thuộc tính cho chúng, sau đó nếu chúng trả về trư thì lưu bản ghi thành công, ngược lại thì nó thất bại.
Bây giờ chúng ta sẽ làm ví dụ đó nhé. Đầu tiên chúng ta tạo bảng posts bằng Migration
: php artisan make:migration create_posts_table --create=posts
. Nếu bạn nào chưa biết về Migration thì hãy tham khảo bài này của mình nhé Migration
<?php
use Illuminate\Support\Facades\Schema;
use Illuminate\Database\Schema\Blueprint;
use Illuminate\Database\Migrations\Migration;
class CreatePostsTable extends Migration
{
/**
* Run the migrations.
*
* @return void
*/
public function up()
{
Schema::create('posts', function (Blueprint $table) {
$table->increments('id');
$table->string('title');
$table->text('content');
$table->timestamps();
});
}
/**
* Reverse the migrations.
*
* @return void
*/
public function down()
{
Schema::dropIfExists('posts');
}
}
Sau đó chúng ta chạy lệnh php artisan migrate
để tạo bảng posts trong CSDL nhé. Bước tiếp theo chúng ta sẽ tạo Model
: php artisan make:model Post
. Và cuối cùng chúng ta test thử bằng Laravel Tinker
3.Tự tạo câu lệnh Artisan
Như các bạn biết đấy, nhiều khi chúng ta không muốn dùng các Laravel Artisan
có sẵn trong Laravel mà chúng ta muốn tự tạo ra các câu lệnh Artisan
cho các mục đich riêng. Trong ví dụ sau đây chúng ta sẽ tạo ra một câu lệnh mỗi khi thực hiện nó sẽ tạo ra một hoặc nhiều bài post được active hay không. Đầu tiên chúng ta tạo ra class PostCommand bằng artisan make:command
: php artisan make:command PostCommand
. file PostCommand.php sẽ được tạo ra trong folder
<?php namespace App\Console\Commands; use Illuminate\Console\Command; class PostCommand extends Command { /** * The name and signature of the console command. * * @var string */ protected $signature = 'command:name'; /** * The console command description. * * @var string */ protected $description = 'Command description'; /** * Create a new command instance. * * @return void */ public function __construct() { parent::__construct(); } /** * Execute the console command. * * @return mixed */ public function handle() { // } }
Lớp này là lớp kế thừa từ Command
và có 2 thuộc tính mà chúng ta cần chú ý $signature và $description .Ví dụ khi chúng ta khai báo :
$signature = "post:create {active=0} {numberOfPost=1}"
Khi đó, chúng ta muốn tạo ra 5 bài post chưa hiển thị vội active = 0 thì chúng ta sẽ gõ lệnh ở command-line như sau: php artisan post:create 0 5
Các tùy chọn trong câu lệnh Artisan cũng được định nghĩa trong $signature
, cũng được đưa vào hai dấu ngoặc nhọn với tiền tố –, ví dụ như {–queue}
/** * The name and signature of the console command. * * @var string */ protected $signature = "post:create {active=0} {numberOfPost=1} {--queue}"
Trong ví dụ trên –queue sẽ được xác định khi thực hiện câu lệnh artisan, khi đó giá trị này trong tùy chọn sẽ là true, ngược lại nếu không truyền –queue thì giá trị này trong tùy chọn sẽ là false. Giả sử câu lệnh php artisan post:create 1 5 --queue
là sẽ tạo ra 5 bài post bằng cách đưa công việc này vào hàng đợi của hệ thống.
Các tùy chọn cũng có thể thể hiển ngắn gọn hơn , ví dụ như ta không muốn viết --queue
mà muốn viết -Q
thì ta sẽ viết như sau trong phần tùy chọn của $signature
: `{-Q|queue}
Chú ý !!!
Cả tham số và tùy chọn ở trên đều có thể đưa vào câu lẹnh dưới dạng mảng, khi đó chúng ta sẽ sử dụng ký tự * để hàm ý các đầu vào là dạng mảng.
$protected $signature = 'post:delete {--id = *}
Câu lệnh artisan sẽ như sau : php artisan post:delete --id=1 --id=2
Với $signarture chúng ta cũng có thể đưa vào các text mô tả cho từng tham số hoặc tùy chọn. Để cho người khác khi dùng thì có thể biết các tham số và tùy chọn đó làm gì.
protected $signature = 'post:create {active: Hiển thi bài viết hay không hiển thị bài viêt} {numberOfPost: Số lượng bài viết muốn tạo}';
Đê lấy dữ liệu mà mình nhập ở command-line chúng ta sẽ sử dụng phương thức argument() và option() để lấy các giá trị nhập vào. Ví du để lấy các tham số như active
và số lượng bài viết muốn tạo numberOfPost
, hoặc muốn lấy các tùy chọn. Tất cả những việc đó sẽ được
public function handle() { // Lấy tham số dạng người dùng $userType = $this->argument('active'); // Lấy tất cả các tham số, biến lấy tham số sẽ là 1 mảng $arguments = $this->arguments(); // Lấy tùy chọn $isQueue = $this->option('queue'); // Lấy tất cả các tùy chọn, biến lấy tùy chọn sẽ là 1 mảng $options = $this->options(); }
Phương thức handle()
sẽ được gọi khi câu command của bạn được thực thi. Bạn có thể đặt các logic của bạn trong phương thức này.
Đăng ký câu lệnh Laravel Artisan
Để đăng ký câu lệnh php artisan post:create
phía trên ta sẽ mở file app/Console/Kernel.php và khai báo trong biến $commands
protected $commands = [ Commands\PostCommand::class ];
Closure Commands
Closure based commands cung cấp một cách định nghĩa khác của console commands như classes. Giống như route Closures là thay thế cho các controllers, Trong hàm commands của file app/Console/Kernel.php, Laravel loads file routes/console.php
/** * Register the Closure based commands for the application. * * @return void */ protected function commands() { require base_path('routes/console.php'); }
Mặc dù file này không được định nghĩa HTTP routes, nó định nghĩa console based entry points (routes) vào ứng dụng. Bên trong file này, bạn có thể định nghĩa tất cả Closure based routes sử dụng hàm Artisan::command. Hàm command chấp nhận hai tham số: command signature và một Closure nhận tham số và tùy chọn:
Artisan::command('post:create {active=0} {numberOfPost=1} {--queue}', function ($active, $numberOfPost) { $this->info('Create post successfully'); });
Ngoài ra để nhận tham số command và options, command Closures ngoài ra có thể type-hint thêm các dependencies bạn muốn để giải quyết khỏi service container
use DB; use Faker; Artisan::command('post:create {active=0} {numberOfPost=1}', function ($active, $numberOfPost) { $faker = Faker\Factory::create(); try { for ($i = 0; $i < $numberOfPost; $i++) { DB::table('posts')->insert([ 'title' => $faker->name, 'content' => $faker->text($maxNbChars = 500); ]); } $thís->info($numberOfPost . ' create successfully'); } catch (Exception $e) { $this->error('Error' . $e . 'when create post'); } });
Miêu tả Closure Command
Khi bạn định nghĩa một Close based command, bạn có thể sử dụng hàm describe
để thêm nhiều miêu tả cho command. Miêu tả này thể hiện khi bạn chạy lệnh php artisan list
hoặc php artisan help
use DB; use Faker; Artisan::command('post:create {active=0} {numberOfPost=1}', function ($active, $numberOfPost) { $faker = Faker\Factory::create(); try { for ($i = 0; $i < $numberOfPost; $i++) { DB::table('posts')->insert([ 'title' => $faker->name, 'content' => $faker->text($maxNbChars = 500); ]); } $thís->info($numberOfPost . ' create successfully'); } catch (Exception $e) { $this->error('Error' . $e . 'when create post'); } })->describe('Create new post');
4.Kết luận
Qua một số tìm hiểu của mình về Laravel Artisan
thì các bạn cũng đã mường tượng và thấy cách sử dụng của nó như thế nào. Mọi thắc mắc gì các bạn hãy comment phía dưới nhé!!!!
5.Tài liệu tham khảo
https://laravel.com/docs/5.6/artisan
Nguồn : https://viblo.asia/p/tim-hieu-artisan-trong-laravel-YWOZr0Yp5Q0