Nikàya bộ gồm 5 quyển
1.Trường bộ kinh (Dìgha-Nikàya).
2.Trung bộ kinh (Majjhima-Nikàya).
3.Tương Ưng Bộ kinh (Samyutta-Nikàya).
4.Tăng chi bộ kinh (Anguttara-Nikàya).
5.Tiểu bộ kinh(Khuddaka-Nikàya).
1.Trường bộ kinh (Dìgha-Nikàya)[sửa | sửa mã nguồn]
Trường-Bộ Kinh là bộ Kinh thứ nhứt trong Hệ Pali, Phật-Giáo Nguyên-Thủy, được Viện Nghiên-Cứu Phật-Học Việt-Nam ấn hành năm 1991, do Hoà-thượng Thích Minh-Châu soạn bản Việt-văn.
Trường-Bộ Kinh phân ra làm 3 Phẩm (Vagga):I. Phẩm Giới-Uẩn; II.Đại-Phẩm; III.Phẩm Ba-lê-tử gồm có 34 bản Kinh; vì nội-dung mỗi bản Kinh khá dài so với các bản Kinh Phật khác, nên được kết-tập lại dưới nhan-đề Trường-Bộ Kinh.
2.Trung bộ kinh (Majhima-Nikàya)[sửa | sửa mã nguồn]
Trung bộ kinh (zh. 中部經, pi. majjhima-nikāya) là tuyển bộ thứ hai trong năm Bộ kinh trong Kinh tạng (pi. sutta-piṭaka). Kinh này được viết bằng văn hệ Pali, bao gồm 152 kinh không dài lắm (trung). Trung A-hàm (sa. madhyamāgama) Hán ngữ bao gồm 222 bài kinh (được dịch từ một bản Phạn, nay đã thất truyền). Hai bộ có 97 kinh giống nhau.
3.Tương Ưng Bộ kinh (Samyutta-Nikàya)[sửa | sửa mã nguồn]
là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ).
Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều, nhưng đa số là các bài kinh ngắn, được sắp xếp và kết nhóm theo từng loại chủ đề, gọi là Tương Ưng (Samyutta). Có tất cả là 56 Tương Ưng được bố trí vào 5 tập, gọi là 5 Thiên (Vagga):
I. Thiên Có Kệ (Sagàthàvagga Samyuttapàli): 11 Tương Ưng II. Thiên Nhân Duyên (Nidànavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng III. Thiên Uẩn (Khandavagga Samyuttapàli): 13 Tương Ưng IV. Thiên Sáu Xứ (Salàyatanavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng V. Thiên Đại Phẩm (Mahàvagga Samyuttapàli): 12 Tương Ưng
Bộ kinh đã được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang Việt ngữ và Thiền viện Vạn Hạnh phát hành trong đầu thập niên 1980. Sau đó, trong chương trình phiên dịch và ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được tái bản năm 1993 và đánh số thứ tự từ 12 đến 16.
Trong hệ A-hàm của Hán tạng, bộ kinh tương ứng là Tạp A-hàm, đã được các hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Thanh Từ dịch và ấn hành năm 1993, Đại tạng kinh Việt Nam số 17 đến 20.
4.Tăng chi bộ kinh (Angttara-Nikàya)[sửa | sửa mã nguồn]
Kinh Anguttara Nikàya, dịch là Kinh Tăng Chi Bộ, là bộ thứ tư trong năm bộ kinh tạng Pali: Dìgha Nikàya (Kinh Trường Bộ), Majjhima Nikàya (Kinh Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Kinh Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Kinh Tăng Chi Bộ), và Khuddaka Nikàya (Kinh Tiểu Bộ).
Bộ kinh nầy được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali sang Việt ngữ năm 1976-1977, và được Viện Phật học Vạn Hạnh, Sài Gòn, ấn hành năm 1980-1981. Trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được hiệu đính thành 4 tập và tái bản năm 1996, qua số thứ tự 21, 22, 23, và 24.
Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas). Chương Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v… và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekàdasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 2,308 bài kinh, nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 7,557.
Kinh Tăng Chi Bộ của tạng Pali có bộ chữ Hán tương đương là Kinh Tăng Nhất A-hàm (Ekottara-Agama) do ngài Tăng-già Ðề-bà (Sanghadeva) dịch từ bộ chữ Sanskrit năm 397 TL, trong đời nhà Tiền Tần, và đã được các hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Thanh Từ dịch sang tiếng Việt (Ðại tạng kinh Việt Nam, số 25, 26, 27).
5.Tiểu bộ kinh(Khuddaka-Nikàya)[sửa | sửa mã nguồn]
Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập).
Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết giảng, các tiền thân Đức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Đức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn…, đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Đàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Tóm lại Tiểu Bộ kinh là một hợp tuyển đa diện gồm 15 tập theo thứ tự như sau:
3 Cảm hứng ngữ, Phật tự thuyết
5 Kinh tập
10 Bổn sanh hay Chuyện tiền thân Đức Phật
11 Nghĩa tích
14 Phật sử
15 Sở hạnh tạng
Chú thích trên thuộc wiki
Cách tìm tựa Kinh : Ctrl+f (windows) hoặc cmd+f (imac) sẽ hiện ra khung để nhập tựa Kinh cần tìm. [unicode] |
Nguồn : http://daitangkinh.org/index.php/nikaya-pdf-mp3/45-nikaya/nikaya/532-nikaya-pdf-mp3