NodeJS Basic tut 9 : Phân tích URL với module url trong nodejs

0
(0)

Nguồn toidicode.com –> tí thì viết thành toidicopy.com ^^

Sau khi mình đã giới thiệu xong với mọi người cơ bản về 2 module HTTP và fs trong node.js rồi, thì bài này mình sẽ giới thiệu sơ qua với mọi người về module URL trong node.js và làm một trang web đơn giản sử dụng kết hợp 3 module đã được học từ đầu series đến giờ.Mục Lục

1, Module URL là gì?

-Module URL là một module được tích hợp sẵn vào trong core của node.js, nó được dùng để xử lý và phân tích chuỗi URL dựa vào đó chúng ta có thể biết được các thông số của URL đó.

2, Khai báo sử dụng Module URL.

-Như mình đã nói ở trên là: “module URL được tích hợp sẵn vào trong core của node.js” nên chúng ta không cần phải download hay cài đặt gì thêm cả.

-Để khai báo sử dụng module URL chúng ta sử dụng cú pháp:

javascriptcopyrequire('url');

-Module có các thuộc tính giống hệt như đối tượng location trong javascript nên mình sẽ không nhắc nghiều về lý thuyết nữa mà mình sẽ ví dụ luôn cho các bạn.

VD:


var website = "http://toidicode.com?a=5";
//parse chuỗi sang url
var parse = url.parse(website, true);
//hiển thị host
console.log('auth: ' + parse.auth);
console.log('hash: ' + parse.hash);
console.log('host: ' + parse.host);
console.log('hostname: ' + parse.hostname);
console.log('href: ' + parse.href);
console.log('path: ' + parse.path);
console.log('pathname: ' + parse.pathname);
console.log('port: ' + parse.port);
console.log('protocol: ' + parse.protocol);
console.log('query: ' + parse.query.a);
console.log('search: ' + parse.search);
console.log('slashes: ' + parse.slashes);

Sau khi chạy đoạn code trên thì chúng ta thu được kết quả như sau:

auth: null
hash: null
host: toidicode.com
hostname: toidicode.com
href: http://toidicode.com/?a=5
path: /?a=5
pathname: /
port: null
protocol: http:
query: 5
search: ?a=5
slashes: true

3, Ví dụ.

-Ở phần này chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một web server có điều hướng url đơn giản kết hợp giữa 3 module đã được học là HTTP, fs và URL.

-Đầu tiên chúng ta sẽ tạo ra cấu trúc thư mục và file như sau:

| files
|--| home.html
|--| contact.html
| server.js

File home.html sẽ có nội dung như sau:

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
    <meta charset="utf-8">
    <meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="IE=edge">
    <title>Trang chủ</title>
</head>
<style type="text/css" media="screen">
    h1{
        text-align: center;
    }
</style>
<body>
    <h1>Đây là trang home</h1>    
</body>
</html>

File contact.html


<!-- wp:preformatted -->
<pre class="wp-block-preformatted"><code>&lt;!DOCTYPE html>
&lt;html>
&lt;head>
    &lt;meta charset="utf-8">
    &lt;meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="IE=edge">
    &lt;title>Contact&lt;/title>
&lt;/head>
&lt;style type="text/css" media="screen">
    h1{
        text-align: center;
    }
&lt;/style>
&lt;body>
    &lt;h1>Đây là trang contact&lt;/h1>    
&lt;/body>
&lt;/html></code></pre>
<!-- /wp:preformatted -->

-Sau khi đã có nội dung cho các file HTML bây giờ mình sẽ viết code để điều hướng các trang đó.


var http = require('http');
var fs = require('fs');
var url = require('url');
http.createServer(function (request, response) {
    var parse = url.parse(request.url, true);
    var path = parse.path;
    //Nếu không truyền tham số lên url thì load trang home.html
    if (path === '/') {
        fs.readFile('files/home.html', function (error, data) {
            response.writeHead('200', {'Content-Type': 'text/html'});
            response.end(data);
        })
    } else { //ngược lại nếu truyền tham số lên url thì sẽ load trang tương ứng
        var load = "files" + path + '.html';
        fs.readFile(load, function (error, data) {
            if (error) {
                response.writeHead('404', {'Content-Type': 'text/html'});
                response.end('<h1>404 not found</h1>');
            } else {
                response.writeHead('200', {'Content-Type': 'text/html'});
                response.end(data);
            }

        })
    }
}).listen(8000);

-Sau khi chạy đoạn code trên thì các bạn sẽ thấy kế quả tương ứng (vd load trang contact.html thì url sẽ là localhost:8000/contact)

4, Lời kết.

-Bài này chúng ta chỉ tìm hiểu cơ bản như thế thôi nhé, vì sau này chúng ta cũng không phải động đến nó nhiều đâu.

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Related posts

Full-text search with RediSearch Nodejs

NodeJS Basic tut 15: Module hóa trong Node.js

NodeJS Basic tut 14:Tạo Client Request trong Node.js