Nguồn : toidicode.com
-Nhắc đến câu lệnh rẽ nhánh thì những ai đã tìm hiểu qua bất kì 1 ngôn ngữ lập trình nào cũng đã nghe qua về nó rồi đúng không? Nhưng ở đây mình cũng xin được giới thiệu về câu lệnh rẽ nhánh trong nodejs cho các bạn biết thêm.Mục Lục
1, if-else
Lý thuyết
-If-else là 1 loại điều kiện được sử dụng rất nhiều trong các ngôn ngữ lập trình. if-else sẽ hoạt động như sau:
if (dieu kien) {
//dung thi
}
else{
//Con khong thi
}
– Khai báo if-else ngắn gọn:
(dieu kien) ? (dung thi) : (sai thi);
-Khai báo if-else lồng if-else:
if (dieu kien) {
if (dieu kien khac) {
dung thi
} else {
khong thi
}
} else {
Con khong thi
}
Thực hành
Ví dụ 1:
var diem = 7;
if (diem > 5) { // nếu điểm lớn hơn 5
console.log("do roi!"); // thì in ra màn hình do roi!
} else { // còn không
console.log("truot roi!"); // thì in ra màn hình truot roi!
}
-Kết quả sẽ trả về:
do roi! |
Ví dụ 2:
var diem = 6.5;
if (diem < 5) {
console.log("yeu");
} else if (diem >= 5 && diem < 6.5) {
console.log("trung binh");
} else if (diem >= 6.5 && diem < 8) {
console.log("kha");
} else {
console.log("Gioi");
}
-Kết quả sẽ trả về:
kha |
Ví dụ 3: cũng như ví dụ 2 nhưng chúng ta thử dưới dạng if lồng nhau nhé.
var diem = 6.5;
if (diem < 5) {
console.log("yeu");
} else {
if (diem >= 5 && diem < 6.5) {
console.log("trung binh");
} else if (diem >= 6.5 && diem < 8) {
console.log("kha");
} else {
console.log("gioi");
}
}
-Kết quả sẽ trả về:
kha |
Ví dụ 4: Khai báo if ngắn gọn.
var diem = 6.5;
diem < 5 ? console.log("truot roi") : console.log("do roi");
-Kết quả sẽ trả về:
do roi |
2, Switch-case
Lý thuyết
-ở phần trên các bạn đã tìm hiểu về if-else rồi đúng không. Nhưng vấn đề ở đây là dùng if-else như thế có dài quá không, chẳng hạn như bài toán đọc số, mỗi số chúng ta phải if 1 cái sao. Thì ở đây nodejs cũng hỗ trợ chúng ta cấu trúc rẽ nhánh switch-case như bao ngôn ngữ khác.
-Cấu trúc của nó như sau:
Switch (bien)
{
Case giá trị 1:
//hanh dong;
Break;
…………
Case giá trị N:
//hanh dong;
Break;
Default:
//hanh dong;
Break;
}
Thực hành
-Để hiểu sâu thêm về Switch-case trên chúng ta cùng là mấy ví dụ cơ bản sau nhé.
Ví dụ 1: dùng switch-case để đọc thứ trong tuần
- code:
var now = 5;
switch (now) {
case 2:
console.log("Thứ 2");
break;
case 3:
console.log("Thứ 3");
break;
case 4:
console.log("Thứ 4");
break;
case 5:
console.log("Thứ 5");
break;
case 6:
console.log("Thứ 6");
break;
case 7:
console.log("Thứ 7");
break;
case 8:
console.log("Chủ nhật");
break;
default:
console.log("Sai rồi nhé");
break;
}
- Kết qủa:
Thứ 5 |
–Ví dụ 2: Sử dụng switch-case để đọc số trong phạm vi 10.
+ Bài này các bạn tự làm tự trải nghiệm nhé!
3.Lời kết.
-Qua bài trên các bạn đã hiểu thêm về cấu trúc rẽ nhánh trong nodejs rồi đúng không, các bạn nhớ ôn kỹ phần này nhé vì sau này phần này sẽ được sử dụng rất nhiều đó!