Where Clauses
Simple Where Clauses
Bạn có thể sử dụng phương thức where
trong query builder instance để thêm mệnh đề where
vào truy vấn. Hầu hết cách gọi cơ bản của where
yêu cầu ba tham số. Tham số đầu tiên là tên của cột. Tham số thứ 2 là một toán tử, nó chính là bất kì toán tử nào mà được hỗ trợ bởi cơ sở dữ liệu. Tham số thứ 3 là giá trị để so sánh với cột.
Ví dụ, đây là một truy vấn để kiểm tra giá trị của cột "votes" bằng 100:
$users = DB::table('users')->where('votes', '=', 100)->get();
Để thuận tiện, bạn có thể đơn giản chỉ muốn lấy một cột có giá trị bằng giá trị đã cho, bạn chỉ cần truyền giá trị trực tiếp vào như là tham số thứ 2 vào phương thức where
:
$users = DB::table('users')->where('votes', 100)->get();
Dĩ nhiên, bạn cũng có thể sử dụng nhiều toán tử khác khi viết mệnh đề where
:
$users = DB::table('users')
->where('votes', '>=', 100)
->get();
$users = DB::table('users')
->where('votes', '<>', 100)
->get();
$users = DB::table('users')
->where('name', 'like', 'T%')
->get();
Bạn có thể truyền vào một mảng điều kiện vào phương thức where
:
$users = DB::table('users')->where([
['status', '=', '1'],
['subscribed', '<>', '1'],
])->get();
Or Statements
Bạn có thể nối tiếp các ràng buộc where cùng nhau, cũng như thêm mệnh đề or
vào truy vấn. Phương thức orWhere
chấp nhận các đối số giống như where
:
$users = DB::table('users')
->where('votes', '>', 100)
->orWhere('name', 'John')
->get();
Additional Where Clauses
whereBetween
Phương thức whereBetween
kiểm tra giá trị một cột có ở giữa 2 giá trị:
$users = DB::table('users')
->whereBetween('votes', [1, 100])->get();
whereNotBetween
Phương thức whereNotBetween
kiểm tra giá trị của cột có nằm bên ngoài hai giá trị:
$users = DB::table('users')
->whereNotBetween('votes', [1, 100])
->get();
whereIn / whereNotIn
Phương thức whereIn
kiểm tra giá trị của cột nằm trong một mảng:
$users = DB::table('users')
->whereIn('id', [1, 2, 3])
->get();
Phương thức whereNotIn
kiểm tra giá trị của cột nằm ngoài một mảng mảng:
$users = DB::table('users')
->whereNotIn('id', [1, 2, 3])
->get();
whereNull / whereNotNull
Phương thức whereNull
để kiểm tra giá trị của cột đã cho là NULL
:
$users = DB::table('users')
->whereNull('updated_at')
->get();
Phương thức whereNotNull
kiểm tra giá trị của cột không là NULL:
$users = DB::table('users')
->whereNotNull('updated_at')
->get();
whereDate / whereMonth / whereDay / whereYear
Phương thức whereDate
sử dụng để so sánh giá trị cột với ngày (kiểu date):
$users = DB::table('users')
->whereDate('created_at', '2016-12-31')
->get();
Phương thức whereMonth
sử dụng để so sánh giá trị cột với 1 tháng đặc biệt trong năm:
$users = DB::table('users')
->whereMonth('created_at', '12')
->get();
Phương thức whereDay
sử dụng để so sánh giá trị cột với một ngày đặc biệt của tháng:
$users = DB::table('users')
->whereDay('created_at', '10')
->get();
Phương thức whereYear
sử dụng để so sánh giá trị cột với một năm được chỉ định:
$users = DB::table('users')
->whereYear('created_at', '2016')
->get();
whereColumn
Phương thức whereColumn
kiểm tra giá trị hai cột bằng nhau:
$users = DB::table('users')
->whereColumn('first_name', 'last_name')
->get();
Bạn cũng có thể truyền một toán tử so sánh vào phương thức:
$users = DB::table('users')
->whereColumn('updated_at', '>', 'created_at')
->get();
Phương thức whereColumn
có thể được truyền vào một mảng các điều kiện. Những điều kiện này sẽ được nối với nhau sử dụng toán tử and
:
$users = DB::table('users')
->whereColumn([
['first_name', '=', 'last_name'],
['updated_at', '>', 'created_at']
])->get();
Parameter Grouping
Đôi khi bạn có thể cần tạo nhiều mệnh đề where nâng cao như "where exists" hoặc nhóm các tham số lồng nhau. Laravel query builder có thể xử lí tốt việc này. Để bắt đầu, hãy xem ví dụ sau về việc nhóm các ràng buộc trong ngoặc:
DB::table('users')
->where('name', '=', 'John')
->orWhere(function ($query) {
$query->where('votes', '>', 100)
->where('title', '<>', 'Admin');
})
->get();
Như bạn có thể thấy, truyền một Closure
vào phương thức orWhere
chỉ thị cho query builder bắt đầu một nhóm ràng buộc. Closure
sẽ nhận một query builder instance mà bạn có thể sử dụng để thiết lập các ràng buộc mà sẽ được đặt trong trong ngoặc. Ví dụ trên sẽ tạo ra một câu lệnh SQL như sau:
select * from users where name = 'John' or (votes > 100 and title <> 'Admin')
Where Exists Clauses
Phương thức whereExists
cho phép bạn viết các mệnh đề where exists
. Phương thức whereExists
chấp nhận tham số là một Closure
sẽ nhận một query builder instance cho phép bạn định nghĩa truy vấn sẽ được đặt trong mệnh đề:
DB::table('users')
->whereExists(function ($query) {
$query->select(DB::raw(1))
->from('orders')
->whereRaw('orders.user_id = users.id');
})
->get();
Truy vấn trên sẽ sinh ra đoạn SQL sau:
select * from users
where exists (
select 1 from orders where orders.user_id = users.id
)
JSON Where Clauses
Laravel cũng hỗ trợ truy vấn với cột kiểu JSON trên database có hỗ trợ kiểu JSON cho cột. Hiện tại, MySQL 5.7 và Postgres có hỗ trợ JSON. Để truy vấn một cột JSON, sử dụng toán tử ->
operator:
$users = DB::table('users')
->where('options->language', 'en')
->get();
$users = DB::table('users')
->where('preferences->dining->meal', 'salad')
->get();
Ordering, Grouping, Limit, & Offset
orderBy
Phương thức orderBy
cho phép bạn sắp xếp kết quả của truy vấn bởi một cột cho trước. Tham số đầu tiên của phương thức orderBy
sẽ là cột bạn muốn sắp xếp, trong khi tham số thứ 2 là chiều của sắp xếp và có thể là asc
hoặc desc
:
$users = DB::table('users')
->orderBy('name', 'desc')
->get();
latest / oldest
Các phương thức latest
và oldest
cho phép bạn dễ dàng sắp xếp kết quả theo ngày. Theo mặc định, kết quả sẽ được sắp xếp theo cột created_at
. Hoặc, bạn có thể thay đổi tên cột mà bạn muốn sắp xếp theo:
$user = DB::table('users')
->latest()
->first();
inRandomOrder
Phương thức inRandomOrder
có thể được sử dụng để sắp xếp kết quả truy vấn một cách ngẫu nhiên. Ví dụ bạn có thể sử dụng phương thức này để lấy một user ngẫu nhiên:
$randomUser = DB::table('users')
->inRandomOrder()
->first();
groupBy / having / havingRaw
Phương thức groupBy
và having
có thể được sử dụng để nhóm kết quả truy vấn. Phương thức having
có cách sử dụng tương tự phương thức where:
$users = DB::table('users')
->groupBy('account_id')
->having('account_id', '>', 100)
->get();
Phương thức havingRaw
có thể được sử dụng thiết lập các chuỗi vào mệnh đề having
. Ví dụ chúng ta có thể tìm toàn bộ các department mà có sale lớn hơn $2,500:
$users = DB::table('orders')
->select('department', DB::raw('SUM(price) as total_sales'))
->groupBy('department')
->havingRaw('SUM(price) > 2500')
->get();
skip / take
Để giới hạn số kết quả trả về từ truy vấn, hoặc bỏ qua một số cho trước các kết quả trong truy vấn bạn có thể sử dụng phương thức skip
và take
:
$users = DB::table('users')->skip(10)->take(5)->get();
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phương thức limit
và offset
:
$users = DB::table('users')
->offset(10)
->limit(5)
->get();
Conditional Clauses
Đôi khi bạn có thể muốn áp dụng cho một truy vấn khi có một cái gì đó đúng. Ví dụ, bạn có thể muốn áp dụng một câu lệnh where
khi có giá trị nhập vào ở trong trong request đến. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách sử dụng phương thức when
:
$role = $request->input('role');
$users = DB::table('users')
->when($role, function ($query) use ($role) {
return $query->where('role_id', $role);
})
->get();
Phương thức when
chỉ thực hiện Closure
đã cho khi tham số đầu tiên là true
. Nếu tham số đầu tiên là false
, Closure
sẽ không được thực thi.
Bạn có thể truyền một Closure
khác như là tham số thứ ba của phương thức when
. Closure
này sẽ thực thi nếu tham số thứ nhất là false
. Để minh họa cách sử dụng tính năng này, chúng ta sẽ cấu hình mặc định sắp xếp một truy vấn:
$sortBy = null;
$users = DB::table('users')
->when($sortBy, function ($query) use ($sortBy) {
return $query->orderBy($sortBy);
}, function ($query) {
return $query->orderBy('name');
})
->get();
Inserts
Query builder cũng cung cấp một phương thức insert
cho việc chèn các bản ghi vào trong bảng. Phương thức insert
chấp nhận một mảng gồm tên cột và giá trị để thêm vào:
DB::table('users')->insert(
['email' => 'john@example.com', 'votes' => 0]
);
Bạn có thể chèn nhiều bản ghi riêng biệt vào bảng với một lần gọi insert
bằng cách truyền vào một mảng chứa các mảng. Mỗi mảng con đại diện cho một dòng sẽ được chèn vào bảng:
DB::table('users')->insert([
['email' => 'taylor@example.com', 'votes' => 0],
['email' => 'dayle@example.com', 'votes' => 0]
]);
Auto-Incrementing IDs
Nếu bảng có một auto-incrementing id, sử dụng phương thức insertGetId
để thêm vào một bản ghi vào sau đó lấy ID:
$id = DB::table('users')->insertGetId(
['email' => 'john@example.com', 'votes' => 0]
);
Updates
Tất nhiên, ngoài việc chèn thêm bản ghi vào database, query builder cũng có thể cập nhật bản ghi có sẵn bằng cách sử dụng phương thức update
. Phương thức update
giống như insert
, chấp nhận một mảng các cặp tên cột và giá trị có trong cột để cập nhật. Bạn có thể hạn chế truy vấn update
bằng cách sử dụng mệnh đề where
:
DB::table('users')
->where('id', 1)
->update(['votes' => 1]);
Updating JSON Columns
Khi cập nhật cột JSON, bạn nên sử dụng cú pháp ->
để truy cập đến key của đối tượng JSON. Thao tác này chỉ được hỗ trợ trên cơ sở dữ liệu hỗ trợ kiểu JSON:
DB::table('users')
->where('id', 1)
->update(['options->enabled' => true]);
Increment & Decrement
Query builder cũng cung cấp các phương thức thuận tiện cho việc tăng hay giảm giá trị của một cột. Đây chỉ đơn giản là một shortcut, cung cấp một interface nhanh chóng và ngắn gọn so với việc viết cú pháp update
.
Cả hai phương thức trên đều chấp nhận ít nhất 1 tham số: cột để thay đổi. Một tham số thứ 2 có thể tùy chọn được truyền vào để điều khiển giá trị tăng hay giảm cho cột:
DB::table('users')->increment('votes');
DB::table('users')->increment('votes', 5);
DB::table('users')->decrement('votes');
DB::table('users')->decrement('votes', 5);
Bạn cũng có thể chỉ định thêm các cột để cập nhật trong khi thực hiện:
DB::table('users')->increment('votes', 1, ['name' => 'John']);
Deletes
Tất nhiên, query builder cũng có thể được sử dụng để xóa các bản ghi từ bảng thông qua phương thức delete
. Bạn có thể ràng buộc cú pháp delete bằng cách thêm mệnh đề where
trước khi gọi phương thức delete
:
DB::table('users')->delete();
DB::table('users')->where('votes', '>', 100)->delete();
Nếu bạn muốn truncate
toàn bộ bảng, cái mà sẽ xóa toàn bộ các dòng và reset lại auto-incrementing ID về 0, bạn có thể sử dụng phương thức truncate
:
DB::table('users')->truncate();
Pessimistic Locking
Query builder cũng bao gồm các hàm nhỏ để giúp bạn thực hiện "pessimistic locking" trong truy vấn select
. Để chạy cú pháp với một "shared lock", bạn có thể sử dụng phương thức sharedLock
trong truy vấn. Một shared lock bảo về các dòng được chọn khỏi việc bị thay đổi tới khi transaction của bạn được ủy thác:
DB::table('users')->where('votes', '>', 100)->sharedLock()->get();
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phương thức lockForUpdate
. Một "for update" lock bảo về các dòng khỏi việc thay đổi hoặc bị selected bởi các shared lock khác:
DB::table('users')->where('votes', '>', 100)->lockForUpdate()->get();
Tài liệu: https://laravel.com/docs/5.4/queries
Nguồn : https://viblo.asia/p/huong-dan-gui-mail-voi-laravel-5-XQZkxZEbGwA