Webs Design

Jquery 8 AJAX – Phần 2 0 (0)

Chương 7 – AJAX – Phần 2   Đây là phần thứ 2 của chương 6 – AJAX   Lựa chọn định dạng dữ liệu   Chúng ta đã xem qua 4 định dạng cho dữ liệu bên ngoài, mỗi một dạng đều được xử lý bởi những hàm thuần AJAX của jQuery. Chúng ta cũng đã xác minh cả 4 định dạng đều có thể xử lý được tình huống là tải thông tin cho trang mỗi khi người dùng yêu cầu chứ không phải trước đó. Như vậy thì định dạng nào phù hợp với ứng dụng nào?   HTML không mất nhiều công để tải. Dữ liệu bên ngoài ngoài có thể được tải và chèn vào trang với một phương thức mà thâm chí không cần có hàm truy hồi. Chúng ta cũng không cần sử dụng những phương thức di chuyển trong dữ liệu để thêm một đoạn HTML vào trang. Trái lại, dữ liệu này không có cấu trúc phù hợp để có thể tái sử dụng cho những ứng dụng khác. Mà nó được liên kết chặt chẽ với thành phần mà nó sẽ được chèn vào.   JSON thì được cấu trúc cho việc tái sử dụng đơn giản. Định dạng này cô đọng và dễ đọc. Nhưng chúng ta phải di chuyển trong cấu trúc dữ liệu để lấy thông tin hiển thị ra trang web, nhưng điều này cũng dễ dàng được thực hiển bởi những kỹ thuật JavaScript tiêu chuẩn. Bởi [...]
Read more

Jquery 7 – AJAX – Phần 1 0 (0)

Chương 7: AJAX – Phần 1   Trong những năm gần đây, người ta hay đánh giá một trang web dựa vào công nghệ mà trang đó đang ứng dụng. Một trong những công nghệ trở nên rất đình đám trong thời gian gần đây là ứng dụng web được gọi là AJAX. Nó là tổng hợp của nhiều công nghệ khác nhau.     AJAX là chữ viết tắt của Asynchronous JavaScript and XML. Những công nghệ có trong một giải pháp AJAX bao gồm   ·      JavaScript dùng để tương tác với người dùng hoặc các sự kiện liên quan đến trình duyệt.   ·      Đối tượng XMLHttpRequest, cho phép những câu lệnh truy vấn được gửi đến server mà không làm gián đoạn những tác vụ khác của trình duyệt ·      XML ở trên server, hoặc những định dạng dữ liệu tương tự như HTML và JSON ·      Thêm JavaScript, dùng để chuyển đổi dữ liệu từ server và hiển thị nó lên trang web.   Công nghệ AJAX được ca tụng như là vị cứu tinh của thế giới web, nó biến những trang web tĩnh thành những ứng dụng có tính tương tác cao. Rất nhiều frameworks được tạo ra để giúp [...]
Read more

Jquery 6 – Chương 6 – Sửa đổi DOM 0 (0)

Chương 6 – Sửa đổi DOM   Bạn đã từng xem ảo thuật và thấy những ảo thuật gia có thể với tay lên không trung và cho xuất hiện một bó hoa, jQuery cũng có thể tạo ra các thành phần, thuộc tính, và cả chữ trên một trang web giống với cách mà ảo thuật gia trình diễn vậy. Hơn nữa, jQuery cũng có thể làm biến mất tất cả những thứ nó tạo ra. Và chúng ta cũng có thể lấy bó hoa kia và biến nó thành <div class=’magic’ id=’flowerToDove’>Dove</div>   Sửa đổi thuộc tính   Qua 4 chương đầu của giáo trình này, chúng ta đã biết cách sử dụng phương thức .addClass() và .removeClass() để làm thay đổi giao diện của các thành phần trên trang web. Thực chất thì những phương thức này sửa đổi thuộc tính của class. Phương thức .addClass() thì tạo ra hoặc thêm vào cho thuộc tính, trong khi phương thức .removeClass() thì lại xoá hoặc giảm thuộc   tính. Còn có một phương thức nữa là .toggleClass(), nó có thể vừa loại bỏ và vừa thêm vào một class. Như thế với 3 phương thức trên chúng ta đã có những công cụ đủ mạnh để làm việc với class.   Tuy nhiên, thuộc tính class chỉ là một trong số những thuộc tính mà chúng ta cần dùng tới [...]
Read more

Jquery 5 – Chương 5 – Hiệu ứng (Effects) 0 (0)

Chương 5 – Hiệu ứng (Effects)   Các hiệu ứng động của jQuery sẽ làm cho trang web của bạn thêm phần sinh động. Jquery cho phép bạn ẩn hiện, trượt lên trượt xuống các thành phần của trang web. Bạn cũng có thể cho nó xảy ra cùng một lúc hoặc theo thứ tự định trước. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu các hiệu ứng jQuery và kết hợp chúng để tạo ra những hiệu ứng hay.   Thay đổi Inline CSS   Trước khi chúng ta học những hiệu ứng jQuery, chúng ta cần xem lại một chút về CSS. Trong những chương trước đây chúng ta thay đổi giao diện của các thành phần trên trang bằng cách khai báo thuộc tính của class trong một stylesheet riêng biệt. Sau đó chúng ta thêm hoạc loại bỏ những class đó bằng jQuery. Về cơ bản thì cách này nên được sử dụng để thêm CSS vào HTML bởi vì nó tôn trọng quy luật tách riêng phần trình bày và cấu trúc. Tuy nhiên,   đôi khi chúng ta muốn áp dụng style cho những thành phần chưa được, hoặc khó mà được, định dạng bằng stylesheet. Nhưng rất may mắn là jQuery có phương thức .css() để sử dụng cho những trường hợp này.   Phương thức này hoạt động bằng cả hai cách lấy và đăt. Để lấy giá trị của một thuộc tính, [...]
Read more

Jquery 4 – Chương 4 – Sự kiện (Events) 0 (0)

Chương 4 – Sự kiện (Events)   JavaScript có một số cách được lập sẵn để phản ứng với những tương tác của người dùng và những sự kiện khác. Để làm cho trang web năng động và tương tác tốt, chúng ta cần phải tận dụng chức năng này, để vào những thời điểm phù hợp, chúng ta có thể sử dụng những kỹ thuật jQuery đã học và sắp học. Bạn cũng có thể làm những việc sau với anh bạn thân JavaScript, nhưng jQuery nâng cao và mở rộng những cơ chế quản lý sự kiện cơ bản để giúp nó có cú pháp đẹp hơn, tiết kiệm thời gian hơn và tất nhiên cũng mạnh mẽ hơn.   Thực hiện tác vụ khi trang được load   Chúng ta đã biết cách làm cho jQuery phản ứng như thế nào khi trang web được load. Bộ quản lý sự kiện $(document).ready() có thể được dùng để kích hoạt một hàm nào đó, nhưng chúng ta có thể bàn thêm một chút về nó.   Định thời gian thực thi code   Trong chương 1, chúng ta đã biết rằng $(document).ready() là cách của jQuery thực hiện các tác vụ tương đương với cách mà JavaScript thực hiện tác vụ với onload event được lập sẵn. Thực tế thì hai cách này đều có tác dụng giống nhau, nhưng chúng lại kích hoạt tác vụ ở [...]
Read more

Jquery 3 – Chương 3 – Attributes 0 (0)

Chương 3 – Attributes   A. Class   addClass( class ) Kiểu trả về: jQuery   Thêm các class đã xác định vào mỗi tập phần tử phù hợp. Nếu có thêm nhiều class thì các class được   các nhau bởi khoảng trắng.   Ví dụ: Thêm class “Maudo” vào các thẻ p.   $("p").addClass("Maudo");   removeClass( class ) Kiểu trả về: jQuery   Loại bỏ tất cả hoặc các class đã xác định khỏi tập phần tử phù hợp.   Ví dụ: Loại bỏ lass “Maudo” khỏi các thẻ p. […]

Read more

Jquery 2 – Giới thiệu về jQuery 0 (0)

Chương 2 – jQuery Selectors   Thư viện jQuery tận dụng kiến thức và thế mạnh của CSS Selector để cho phép bạn nhanh chóng và dễ dàng truy cập nhiều phần tử hoặc nhóm các phần tử trong DOM (Document Object Model). Trong chương 2 này chúng ta sẽ khám phá một vài những Selector này và cả những Selector của jQuery. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu thêm về cách di chuyển trong cây thư mục và nó cho chúng ta thêm linh động để đạt được những gì mình muốn.         Document Object Model (Mô hình đối tượng tài liệu)   Một trong những tính năng mạnh mẽ nhất của jQuery là khả năng chọn các thành phần trong DOM một cách dễ dàng. Nói nôm na thì DOM là một dạng phả hệ của các thành phần HTML. Các thành phần này có mối tương quan với nhau như một “gia đình” HTML hạnh phúc. Khi chúng ta nói đến các mối quan hệ này bạn hãy liên tưởng đến mối quan hệ trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em v.v.. Bạn có thể xem bài Hướng đối tượng dựa vào cấp bậc XHTML để biết rõ hơn về mối quan hệ của các thành phần HTML.   [...]
Read more

Jquery 1 – Giới thiệu về jQuery 0 (0)

Chương1 – Giới thiệu về jQuery   Với sự phát triển rất mau lẹ của Internet, người dùng ngày càng quan tâm hơn đến hình thức của một trang web. Trước đây một trang web chỉ cần có banner, nội dung và ít footer hời hợt là đã được cho là một trang web hoàn chỉnh. Nhưng bây giờ trang web đó phải có banner bắt mắt, nội dung hay và còn nhiều hiệu ứng lạ mắt khác nữa thì mới có thể thu hút được người đọc.   Chính vì thế những web designer bắt đầu chú ý đến các thư viện JavaScript mở như jQuery để tạo ra các hiệu ứng có thể tương tác trực tiếp với người đọc một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều là sử dụng thuần JavaScript.   Nhưng nếu bạn là người mới làm quen với jQuery bạn sẽ thấy không biết phải bắt đầu từ đâu vì jQuery cũng giống như bất cứ thư viện nào khác cũng có rất nhiều functions. Cho dù bạn có đọc phần tài liệu hướng dẫn sử dụng của jQuery thì bạn vẫn thấy rất phức tạp và khó hiểu. Nhưng bạn yên tâm một điều là jQuery có cấu trúc rất mạch lạc và theo hệ thống. Cách viết code của jQuery được vay mượn từ các nguồn mà các web designer đa phần đã biết như HTML và CSS. Nếu từ trước đến nay bạn chỉ là Designer chứ không phải coder, bạn cũng có thể dễ dàng học jQuery vì kiến thức về CSS giúp bạn rất nhiều khi bắt đầu với jQuery.   […]

Read more