AutoIT tut 16: Mảng

0
(0)

KHAI BÁO MỘT MẢNG

Mảng thực chất là một tập hợp các biến có cùng kiểu dữ liệu được gọi chung bằng một tên. Các biến trong một mảng thường được gọi là “phần tử” và được truy cập đến bởi chỉ mục. Các mảng có thể có một hay nhiều chiều, thông dụng nhất là mảng một chiều (danh sách) và mảng hai chiều (ma trận gồm hàng và cột). 

MẢNG MỘT CHIỀU (DANH SÁCH)

Mảng một chiều là dãy gồm nhiều mục liên tiếp nhau. Bạn cứ hình dung nó như là  một cái danh sách. Cũng có số thứ tự, cũng có thông tin (dữ liệu) ứng với thứ tự đó.

Hình thức cơ bản cho việc khai báo mảng một chiều là :

<scope>  <var_name>[<size>]

§         <scope>  :  cho biết đây là biến Local, Global hay Dim

§         <var_name> :  là tên biến đại diện cho tất cả các phần tử trong mảng. Tuân thủ theo các qui tắc đặt tên như khai báo biến.

§         <size>  :  cho biết có tối đa bao nhiêu phần tử sẽ chứa trong mảng.

Ví dụ như, để khai báo một mảng toàn cục có 100 phần tử gọi tên là List và sau đó gán các giá trị cho mảng, ta sử dụng câu lệnh :

Global  List[100]

List[0] = “Ant”

List[1] = “Bird”

List[2] = “Cat”

…..

List[99] = “Zebra”

Trong AutoIt, chỉ mục đầu tiên của mảng phải bắt đầu từ 0. Với ví dụ trên, nếu ta dùng List[0], List[1] là ta đang truy cập đến phần tử thứ nhất, thứ hai. Dùng List[99] là ta đang truy cập đến phần tử thứ 100. Việc sử dụng chỉ mục vượt quá chỉ mục tối đa cho phép khi khai báo là không hợp lệ.

Muốn lấy một giá trị từ một phần tử trong mảng, ta phải biết được chỉ mục của phần tử chứa giá trị đó. Ví dụ :

$animal = $List[2]   ; $animal sẽ chứa chuỗi “Cat”

MẢNG HAI CHIỀU (MA TRẬN)

Một mảng hai chiều chính là một ma trận được tạo thành bởi hàng và cột. Nếu bạn đã biết qua Excel thì bảng tính trong Excel chính là một ma trận. Hình thức chung cho việc khai báo mảng hai chiều cũng tương tự như mảng một chiều, nhưng có thêm việc khai báo chỉ mục thứ hai. Trong mảng hai chiều, chỉ mục thứ nhất cho biết hàng và chỉ mục thứ hai là cột.. Cụ thể là :

<scope> <var_name> [<size_row>][<size_column>]

Trong đó :

  • <scope> cũng dùng để chỉ định phạm vi
  • <var_name> chỉ định tên mảng
  • <size_row> chỉ định số dòng tối đa
  • <size_column> chỉ định số cột tối đa

Ví dụ :

Dim $matrix[2][3]    ; tạo một ma trận có 2 dòng và 3 cột

$matrix[0][0] = 2

$matrix[0][1] = 4

$matrix[0][2] = 6

$matrix[1][0] = 1

$matrix[1][1] = 3

$matrix[1][2] = 5

Để truy cập đến một phần tử trong mảng ta cũng sử dụng chỉ mục cho dòng và cột. Ví dụ :

; đang truy cập đến phần tử ở dòng thứ nhất, cột thứ hai.

$n = $matrix[0][1]  ; $n sẽ bằng 4

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Vấn đề 1 : Khởi tạo giá trị cho mảng

Khi khai báo một mảng bạn cũng có thể khởi tạo giá trị cho các phần tử bên trong mảng. Các giá trị khi khởi tạo cho mảng phải được nằm trong cặp dấu ngoặc vuông [ ], và mỗi giá trị phải được ngăn cách bởi dấu phẩy. Đối với mảng hai chiều thì cần thêm một cặp dấu ngoặc vuông khác để rào các giá trị có cùng chỉ mục dòng. Ví dụ :

Dim $array[5] = [10, 20, 30, 40, 50]

Local $test[4] = [“a”, “Hello”, 500, 4.55]

Global $Grid[2][3] = [[“sun”, “moon”, “earth”], [1000, cos(0), sqrt(900)]]

Vấn đề 2 : Lấy tổng số phần tử hiện có trong mảng

Sẽ có không ít tình huống bạn tiếp nhận và xử lý một mảng có nhiều phần tử bên trong. Tuy nhiên có một rắc rối là bạn không biết mảng này hiện đang có bao nhiêu phần tử, vì nó thay đổi theo chu kỳ hay một lý do nào đó. Với trường hợp này, sử dụng hàm UBound là một lời giải vì nó sẽ cho biết một mảng được chỉ định có bao nhiêu phần tử. Cú pháp như sau :

                UBound( $array, $dimension)

Trong đó,

$array  : là tên của một biến mảng

$dimension  : cho biết cần lấy ở chiều thứ mấy. Mặc định là 1, tức mảng một chiều. Nếu gán bằng 0, thì UBound không trả về tổng số phần tử hiện có, mà sẽ trả về một số tương ứng với số chiều của mảng.

Ví dụ :

Dim $myArray[10][20]         ;element 0,0 to 9,19

$rows = UBound($myArray)     ; lấy chiều thứ nhất

$cols = UBound($myArray, 2)  ; lấy chiều thứ hai

$dims = UBound($myArray, 0)  ; lấy số chiều của mảng

$info = “This Array has ” & $dims &” dimension(s) : ” &@CRLF & _

$rows & ” rows, ” & $cols & ” columns”

MsgBox(0, “Msg of Array”, $info)

Dấu _ đặt ở cuối dòng lệnh $info = … cho biết, phần tiếp theo của dòng lệnh hiện hành được viết ở dòng kế tiếp. Thông thường việc này xảy ra do một lệnh quá dài, khi viết trên một dòng thì vượt quá trang màn hình, rất khó quan sát. Cho nên cách này được dùng như một giải pháp.

Vấn đề 3 : Thiết lập lại kích thước của một mảng

Theo qui định, nếu muốn sử dụng một biến mảng thì trước đó phải khai báo tên, số chiều và kích thước tối đa để chứa các phần tử.Trong trường hợp bạn muốn định lại kích thước  cho mảng đó (tăng hoặc giảm kích thước) thì việc bạn cần làm là sử dụng từ khóa ReDim .  Cú pháp chung :

ReDim  $array [new index 1] … [new index n]

$array  :  là tên của mảng cần định lại kích thước

New index  :  kích thước mới cho tổng số phần tử đối đa sẽ có trong mảng. [new index n] áp dụng cho chiều thứ n của mảng.

Bạn xem ví dụ sau để hiểu rõ hơn cách thức làm việc. Đoạn mã bên dưới sẽ minh họa việc thiết lập lại kích thước tối đa cho mảng một chiều.

; khai báo kích thước ban đầu

Dim $a[5] = [2, 4, 6, 8, 10]

ConsoleWrite(“Before :  “)

For $i=0 to UBound($a)-1

      ConsoleWrite($a[$i] & ”  “)

Next

; Định lại kích thước mảng

ReDim $a[3]

ConsoleWrite(@crlf & “After rediming  : ” )

For $i=0 To 2

      ConsoleWrite($a[$i] & ”  “)

Next

Đầu tiên ta khai báo mảng $a có năm phần tử, sau đó dùng vòng lặp For thứ nhất để in nội dung ra console. Đến dòng lệnh ReDim $a[3] sẽ định lại kích thước của mảng từ ban đầu là  năm phần tử xuống còn ba phần tử. Khi kích thước mới nhỏ hơn kích thước cũ, thì phần nội dung phía sau sẽ bị cắt bỏ. Cho nên vòng lặp For thứ hai sẽ chỉ in các giá trị 2, 4 và 6.

Chú ý : Khi thiết lập lại kích thước cho một biến mảng, nếu bạn thay đổi số chiều của mảng từ mảng một chiều thành hai chiều, hoặc ngược lại, thì tất cả dữ liệu đang có trong mảng sẽ bị xóa hoàn toàn.

Vấn đề 4 : Các chú ý

+  Chỉ mục của mảng có thể là một biến hoặc một biểu thức, sao cho nó trả về một chỉ mục hợp lệ. Vì thế bạn có thể làm nhiều cách khác nhau để truy xuất đến các phần tử bên trong mảng. Cũng xin nhắc lại rằng,  tất cả các mảng đều có 0 làm chỉ mục cho phần tử thứ nhất.

Ví dụ sau minh họa cho việc khởi tạo các giá trị ngẫu nhiên cho mảng một và hai chiều.


; khởi tạo và in giá trị cho mảng một chiều

Dim  $a[10]

ConsoleWrite("---- A list : "& @crlf)

For $i=0 To 9

      $a[$i] = Int(Random(0, 100))

      ConsoleWrite($a[$i] & "  ")

Next

 

; khởi tạo và in giá trị cho mảng hai chiều

Dim $m [4] [5]

ConsoleWrite(@crlf & "---- A matrix : " & @crlf)

For $i=0 To 3

      For $j=0 to 4

            $m[$i][$j] = Int(Random(0,10))

            ConsoleWrite($m[$i][$j] & "  ")

      Next

      ConsoleWrite(@crlf)

Next

 

+  Theolý thuyết, các phần tử trong mảng phải có cùng kiểu dữ liệu, hoặc là số, hoặc là chuỗi. Nhưng trong AutoIt, một mảng có thể chứa mọi thứ, từ một số cho đến một boolean. Nói đơn giản là có thể chứa các phần tử có kiểu dữ liệu khác nhau. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích. Ví dụ :

$arr[0] = 1

$arr[1] = true

$arr[2] = “my text”

$arr[3] = $another_array

+  Một mảng trong AutoIt chỉ cho phép chứa tối đa 224 (16 777 216) phần tử.

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Related posts

AutoIT tut 27: 1 số ví dụ về chương trình AutoIT

AutoIT tut 32 : GUISet ( Tổng hợp )

AutoIT tut 28: UICtrlSetBkColor -Thay đổi màu nền hiện tại của control sang một màu khác