AutoIT tut 12 : Cấu tạo chung của 1 chương trình AutoIT

0
(0)

DẠNG CHUNG

Một chương trình AutoIt do nhiều thành phần cấu thành, trong đó, biến, biểu thức, hàm, macro,… đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên chúng chỉ là những “cá thể” độc lập mang một chức năng nhất định. Tất cả chúng phải được kết hợp với nhau theo một cách thức hợp lý thì ta sẽ có được một chương trình hoàn chỉnh. Các cách thức đó do chính AutoIt qui định và một đoạn mã chạy được có dạng tổng quát như sau :

<chỉ định thư viện>

<khai báo các biến>

<các câu lệnh, biểu thức>

<các dòng miêu tả, ghi chú>

<gọi hàm hoặc định nghĩa hàm>

. . . .

Ví dụ :

; chương trình đơn giản hiện thông điệp hello world

; và welcome to autoit

Global $m

$m = “Hello world”

MsgBox(0, “My Msg”, $m)

MsgBox(0, “Msg”, “Welcome to AutoIt”)

Tùy vào mục đích của người dùng mà các thành phần có thể có hoặc không trong chương trình.Như ví dụ trên, ta thấy không có phần chỉ định thư viện bởi vì ta chỉ sử dụng các hàm được thiết kế sẵn, luôn có trong chương trình chính (như hàm MsgBox ). Thư viện chỉ cần thiết khi ta gọi các hàm mở rộng, thông thường là trong việc thiết kế GUI (Graphic User Interface – giao diện người dùng) hoặc các hàm tiện ích. Khai báo và sử dụng biến là cần thiết nếu như ta muốn lưu các dữ liệu, giá trị để chương trình hoạt động. Và hàm, tất nhiên là không thể thiếu nếu như bạn viết các chương trình phức tạp và có tần suất sử dụng lại nhiều lần một tác vụ nào đó.

Ví dụ nêu trên chỉ là một đoạn mã đơn giản, nó không thể thể hiện hết tất cả các chức năng trong AutoIt. Nhưng ta cũng phân tích sơ bộ để hiểu vấn đề. Hai dòng lệnh đầu tiên là dòng ghi chú, thường dùng để miêu tả giải thích chức năng của một đoạn mã hay câu lệnh nào đấy. Dòng thứ ba là khai báo biến. Dòng thứ tư là gán giá trị cho biến. Hai dòng còn lại là gọi và sử dụng hàm hiển thị thông điệp.

THƯ VIỆN

Nói theo kiểu kỹ thuật, nếu rành về lập trình bạn có thể tự tạo ra một chương trình hữu ích, có tác dụng chỉ chứa toàn những mệnh đề của chính bạn. Tuy nhiên điều này là hiếm hoi vì nó đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Với bất kỳ một ngôn ngữ lập trình nào, không riêng gì AutoIt, những người tạo ra chúng đều cung cấp cho chúng những chương trình con, mỗi chương trình con thực hiện một chức năng nhất định mà ta thường gọi là hàm. Tập hợp tất cả các hàm này sẽ được chứa trong một file thư viện, tùy vào lĩnh vực xử lý của hàm mà chúng được lưu trong các file thư viện tương ứng. Ví dụ như thư viện Array chứa các hàm về quản lý mảng, thư viện Sound chứa các hàm dùng để điều khiển âm thanh, thư viện Math cho các hàm toán học….

Với AutoIt thì những người cài đặt trình biên dịch đã viết sẵn đa số các hàm chung mà bạn sẽ dùng. Cho nên sẽ có rất nhiều hàm mà bạn có thể sử dụng, không cần khai báo thư viện vì theo mặc định chúng là hàm chuẩn luôn được đưa vào chương trình của bạn. Chỉ những hàm mà người ta liệt kê nó vào UDF (User Defined Function – hàm do người sử dụng tạo sẵn, không phải hàm chuẩn) hoặc những hàm nào có ghi chú thư viện thì bạn mới chỉ định thư viện khi viết chương trình. Nếu thích bạn cũng có thể tạo một thư viện để chứa các hàm của riêng mình sau khi bạn hiểu được AutoIt.

CÁC CHÚ Ý

Đây là những chú ý quan trọng mà bạn nên ghi nhớ để có thể sử dụng AutoIT một cách hiệu quả.

  • AutoIt là một ngôn ngữ kịch bản hoạt động theo cách thông dịch, các lệnh được đọc và thực hiện một cách tuần tự. Có nghĩa là đọc đến đâu thì thực hiện đến đó, không đọc hết một lượt như các ngôn ngữ C hay Pascal.
  • AutoIt không có ký hiệu ngăn cách các câu lệnh với nhau, cho nên mỗi câu lệnh phải được viết trên một dòng, câu lệnh thứ hai phải được viết ở dòng kế tiếp (trong c và pascal thì sử dụng dấu chấm phẩy ; để ngăn cách các câu lệnh)
  • AutoIt không phân biệt chữ hoa và chữ thường đối với các lệnh được viết (ngoại trừ Title của cửa sổ, xem phần Window Title). Ví dụ, biến $var, $VAR và $VaR chỉ là một biến.
  • Tất cả các thành phần liên quan đến việc tạo và xử lý cửa sổ được AutoIt hỗ trợ rất mạnh, chúng là các hàm chức năng tương ứng. Tuy nhiên, trong giới hạn của ebook, tôi không thể hướng dẫn tất cả các hàm. Tham khảo và tự dịch trong file help là một cách tự học hiệu quả.
  • Comment hay chú thích là thành phần rất hay dùng khi lập trình, đối với hầu hết các ngôn ngữ chúng dùng để diễn đạt chức năng của một đoạn lệnh hay đánh dấu nhằm dễ đọc, dễ quan sát đối với việc trình bày. Chúng không hề có chức năng thi hành và sẽ được trình điều khiển bỏ qua khi đọc đến.  Và AutoIt hỗ trợ hai dạng chú thích. Chú thích theo dòng (sử dụng dấu chấm phẩy để báo hiệu) và chú thích theo đoạn (sử dụng cặp #cs.. #ce) để rào các dòng chú thích bên trong. Ví dụ :

; this is a first comment line

; this is a second comment

#cs 

.......comment start

      Comment 1

      Comment 2

      ........

comment end

#ce

MsgBox(0, "msg", "Welcome to AutoIT")

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Related posts

AutoIT tut 27: 1 số ví dụ về chương trình AutoIT

AutoIT tut 32 : GUISet ( Tổng hợp )

AutoIT tut 28: UICtrlSetBkColor -Thay đổi màu nền hiện tại của control sang một màu khác