Trong phần trước mình đã giới thiệu với các bạn 10 thủ thuật trong Laravel Eloquent. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nốt về 10 thủ thuật cuối cùng nhé
11. Order by Mutator
Hãy tưởng tượng bạn có đoạn code này:
function getFullNameAttribute()
{
return $this->attributes['first_name'] . ' ' . $this->attributes['last_name'];
}
Và bây giờ bạn muốn order theo full_name
. Điều đó là không thể
$clients = Client::orderBy('full_name')->get(); // doesn't work
Giải pháp cho vấn đề này vô cùng đơn giản. Chúng ta sẽ order kết quả sau khi đã lấy chúng ra từ database:
$clients = Client::get()->sortBy('full_name'); // works!
Sự khác nhau giữa orderBy
và sortBy
là orderBy
thực hiện order ở cấp query trong khi sortBy
thực hiện nó ở tầng object.
12. Default ordering in global scope
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn muốn mỗi lần gọi User::all()
chúng ta sẽ được một danh sách các users đã được order theo name
. Hãy cùng trở lại với phương thứcboot()
mà mình đã giới thiệu với các bạn ở phần trước.
protected static function boot()
{
parent::boot();
// Order by name ASC
static::addGlobalScope('order', function (Builder $builder) {
$builder->orderBy('name', 'asc');
});
}
Tìm hiểu thêm về Query Scopes tại đây.
13. Raw query methods
Đôi khi bạn cần viết một câu query thuần. May mắn là Eloquent cung cấp cho chúng ta rất nhiều function để làm điều đó:
// whereRaw
$orders = DB::table('orders')
->whereRaw('price > IF(state = "TX", ?, 100)', [200])
->get();
// havingRaw
Product::groupBy('category_id')->havingRaw('COUNT(*) > 1')->get();
// orderByRaw
User::where('created_at', '>', '2016-01-01')
->orderByRaw('(updated_at - created_at) desc')
->get();
14. Replicate: make a copy of a row
Có lẽ không cần phải giải thích gì nhiều, cách tốt nhất để tạo ra một bản sao của một model object là:
$task = Tasks::find(1);
$newTask = $task->replicate();
$newTask->save();
15. Chunk() method for big tables
Không hẳn là liên quan đến Eloquent, nó có vẻ liên quan đến Collection nhiều hơn, nhưng vẫn rất hữu ích khi bạn cần xử lý một lượng lớn dữ liệu. Bạn có thể tách chúng ra thành từng phần nhỏ.
Thay vì thực hiện:
$users = User::all();
foreach ($users as $user) {
// ...
}
Chúng ta sẽ làm điều này:
User::chunk(100, function ($users) {
foreach ($users as $user) {
// ...
}
});
16. Create additional things when creating a model
Chúng ta đều đã quá quen thuộc với Artisan command
này:
php artisan make:model Company
Nhưng bạn có biết rằng còn có 3 flags hữu dụng khác nữa liên quan đến việc tạo mới model đó ?
php artisan make:model Company -mcr
Trong đó:
m
sẽ tạo file migrationc
sẽ tạo controller tương ứngr
sẽ thông báo rằng controller là một resourceful
17. Override updated_at when saving
Bạn có biết rằng phương thức save()
có thể nhận thêm parameters. Thực tế là chúng ta có thể bỏ qua việc thay đổi trường updated_at
– một chức năng mặc định được thực hiện bất chứ khi nào một record trong database có thay đổi.
$product = Product::find($id);
$product->updated_at = '2019-01-01 10:00:00';
$product->save(['timestamps' => false]);
Ở đây chúng ta đã tự thay đổi trường updated_at
theo ý mình.
18. What is the result of an update()?
Đã bao giờ bạn tự hỏi thứ gì sẽ được trả về sau khi chạy đoạn code này hay không?
$result = $products->whereNull('category_id')->update(['category_id' => 2]);
Ý tôi là đoạn code trên sẽ thực hiện việc update nhưng sau đó thì chúng ta sẽ nhận lại được gì? Câu trả lời là số dòng trong database bị ảnh hưởng sau câu lệnh update. Nếu như bạn cần kiểm tra xem đã có bao nhiêu dòng bị ảnh hưởng, bạn sẽ chẳng phải làm gì khác nữa cả vì phương thức update()
đã trả lại con số đó giúp bạn rồi.
19. Transform brackets into an Eloquent query
Điều gì sẽ xảy ra khi trong câu query của bạn có các toán tử and-or
kết hợp với nhau:
... WHERE (gender = 'Male' and age >= 18) or (gender = 'Female' and age >= 65)
Làm thế nào để chuyển nó về dạng của Eloquent? Đây là một cách làm sai:
$q->where('gender', 'Male');
$q->orWhere('age', '>=', 18);
$q->where('gender', 'Female');
$q->orWhere('age', '>=', 65);
Thứ tự các câu query là không chính xác. Cách làm đúng đắn sẽ hơi phức tạp một chút, đó là sử dụngclosure functions
giống như sub-queries
:
$q->where(function ($query) {
$query->where('gender', 'Male')
->where('age', '>=', 18);
})->orWhere(function($query) {
$query->where('gender', 'Female')
->where('age', '>=', 65);
})
20. orWhere with multiple parameters
Điều cuối cùng mà mình muốn chia sẻ với các bạn đó là việc truyền một array vào trong phương thức orWhere()
. Đây là cách chúng ta thường làm:
$q->where('a', 1);
$q->orWhere('b', 2);
$q->orWhere('c', 3);
Thay vào đó bạn có thể làm điều này:
$q->where('a', 1);
$q->orWhere(['b' => 2, 'c' => 3]);
Summary
Như vậy mình đã giới thiệu tới các bạn 20 tips trong Laravel Eloquent. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn biết thêm về những chức năng mạnh mẽ ẩn giấu trong Eloquent cũng như việc hiểu rõ chúng để có thể sử dụng chúng hiệu quả hơn.
Nguồn bài viết: 20 Laravel Eloquent Tips and Tricks