1. Thay đổi URL đăng nhập mặc định
Đây là một trong những thủ thuật, mình khuyến khích các bạn làm ngay lập tức.
Nó khá đơn giản nhưng lại giúp bạn tránh bị spam hoặc brute force attack.
Mọi người đều biết, mặc định đường dẫn đăng nhập admin sẽ có dạng dieuhau/wp-admin
.
Ngay cả đến bây giờ vẫn có rất nhiều website để dạng này.
Điều tệ hại tiếp theo là User và Password cũng rất dễ mò kiểu
- Admin
- 123456789
- admin
- iloveyou
- 12345678
- Password
- …
Và hacker chỉ đơn giản tạo một công cụ quét, và sẽ biết đâu website bạn nằm trong số đó.
Cho nên thay đổi URL đăng nhập và tạo một mật khẩu mạnh là điều cần thiết.
Cách đơn giản nhất là bạn có thể sử dụng các plugin như:
- Ithemes Sercurity Pro
- WPS Hide Login
- Hide My WP
Chúng đều có tính năng thay đổi đường dẫn đăng nhập dễ dàng.
2. Thay đổi giao diện trang Login
Nếu bạn đã thấy nhàm chán với giao diện mặc định khi đăng nhập.
Bạn hoàn toàn có thể custom lại nó theo ý thích bằng cách sau đây.
Vào folder theme hiện tại của bạn wp-content/themes/ten-cua-theme/.
Tạo folder có tên là “Login”, sau đó tạo 1 file trong folder đó là custom-login-styles.css.
Tiếp theo vào file function.php thêm đoạn code phía dưới nhé:
function my_custom_login() { echo '<link rel="stylesheet" type="text/css" href="' . get_bloginfo('stylesheet_directory') . '/login/custom-login-styles.css" />'; } add_action('login_head', 'my_custom_login');
Okie bây giờ bạn chỉ cần custom CSS vào file custom-login-style.css
là được.
Để thay đổi logo bạn có thể sử dụng đoạn CSS sau, nhớ thay đổi các giá trị.
Và logo sẽ có kích thức 80px x 80px.
Thêm title xuất hiện cùng với logo
function my_login_logo_url_title() { return 'Your Site Name and Info'; } add_filter( 'login_headertitle', 'my_login_logo_url_title' );
Thay đổi đường dẫn ghi bấm vào logo
function my_login_logo_url() { return "https://www.example.com"; } add_filter( 'login_headerurl', 'my_login_logo_url' );
3. Vô hiệu hóa post revisions
Post revision là một trong những tính năng tuyệt vời của WordPress.
Tuy nhiên một số người sẽ không thích nó lắm, vì nó làm nặng database của bạn.
Rất đơn giản bạn chỉ cần thêm đoạn code sau vào file wp-config.php
.
define('AUTOSAVE_INTERVAL', 120 ); define('WP_POST_REVISIONS', false );
Đoạn code này sẽ giúp bạn disable hoàn toàn chức năng Post Revisions.
Và tăng thời gian auto save từ 60 lên 120s.
4. Tạo child theme
Nếu bạn thường xuyên chỉnh sửa code trên theme.
Chắc chắn sử dụng child theme là điều cần thiết, nó giúp bạn update mà không mất đi các tùy biến cũ.
Rất đơn giản chỉ cần tạo folder có tên là your-child-theme
.
Trong đó tạo 1 file css như sau:
/* Theme Name: Child Theme Name Template: parenttheme */ @import url("../parenttheme/style.css");
Để tìm hiểu thêm về Child Theme bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Child Theme là gì? Hướng dẫn tạo Child Theme trong WordPress.
5. Xóa post revision có sẵn
Ở trên thì mình đã hướng dẫn disable chức năng post revision.
Vậy làm thế nào để xóa hết các post revision đã có sẵn trên WordPress.
Chạy câu lệnh SQL từ PHPMyAdmin nhé:
DELETE FROM wp_posts WHERE post_type = 'revision';
6. Tạo custom page template trong WordPress
Mặc định một website sẽ hiển thị các lastest (post mới nhất) trên homepage.
Bạn có thể thay đổi nó, và chọn bất kỳ page nào làm homepage.
Chỉ cần vào Setting » Reading
Hoặc nếu không thích bạn có thể tự tạo một mẫu homepage riêng.
Tạo một file có tên custom-homepage-template.php.
Và thêm đoạn code sau vào, nhớ save lại nhé.
<?php /* Template Name: Custom Homepage */ ?>
Sau đó upload file custom-homepage-template.php lên folder wp-content/themes/ten-theme/.
Quay lại tạo một page mới bạn sẽ thấy tên Custom Home ở phần template.
Lưu ý là trang này trắng tinh chưa có gì, anh em có thể tự custom riêng.
Hoặc sử dụng các page builder để kéo thả nếu không biết code nhé.
7. Cho phép user subscribe comment
Mặc định người dùng sẽ không thể biết được bạn đã trả lời comment của họ.
Vậy làm thế nào để user biết bạn vừa trả lời comment của họ?
Đó là cho phép người dùng theo dõi phần comment của mình.
Khi bạn phản hồi, sẽ có một email thông báo gửi tới người dùng
Đơn giản chỉ cần cài plugin Subscribe to Comment Reload.
Sau đó bạn chỉ cần Active và Setting cho plugin là được.
8. Cài đặt Google Analytics cho website
Tất nhiên rồi mọi website đều cần cài đặt Google Analytics.
Việc theo dõi các thông số là rất cần thiết để có các kế hoạch trong tương lai.
Bây giờ ngoài việc cài đặt Google Analytics trực tiếp.
Bạn đã có thể sử dụng Google Tag Manager để cài đặt và gộp tất cả tag lại chung một chỗ.
Dễ quản lý hơn, việc thay đổi các tag cũng dễ dàng hơn.
9. Tùy biến Gravatar Image
Mặc định WordPress sẽ sử dụng Gravatar để hiện thị ảnh đại diện cho user pofile.
Nếu người dùng đó không có Gravatar, thì WP sẽ sử dụng các hình ảnh mặc định gói là “Mystery Persion”.
Bạn có thể dễ dàng thấy chúng ở phần comment (đa phần ít người dùng Gravatar).
Nếu muốn chọn những hình ảnh mang tính chất thương hiệu riêng cho mình.
Thì hoàn toàn có thể thay đổi được bằng cách sau:
Đầu tiên hay upload những hình ảnh đó lên media.
Sau đó thêm đoạn code sau vào file function.php.
add_filter( 'avatar_defaults', 'dieuhau_new_gravatar' ); function dieuhau_new_gravatar ($avatar_defaults) { $myavatar = 'http://example.com/wp-content/uploads/2017/01/dieuhau-default-gravatar.png'; $avatar_defaults[$myavatar] = "Default Gravatar"; return $avatar_defaults; }
10. Sử dụng công cụ Inspect để chỉnh sửa giao diện
Trên trình duyệt chúng ta sử dụng hàng ngày, có một công cụ rất hay cho Web Developer.
Đó là Inspect, mọi trình duyệt đều có nhé từ FireFox, Chrome…
Như anh em đều biết trên website mỗi thành phần sẽ được các Developer đánh số ID hoặc tên.
Để tiện dễ chỉnh sửa cũng như design sau này.
Các CSS cũng vậy chúng thuộc các class khác nhau.
Muốn biết thành phần bạn muốn sửa thuộc CSS class nào.
Đơn giản hãy click chuột phải ở thành phần đó và chọn Inspector.
Như ở đây mình có thấy thay đổi font-size
của H1 từ 30px lên 40px
Ngay lập tức bên trái sẽ thay đổi tương ứng để bạn dễ hình dùng.
Giống tính năng preview trên nhiều công cụ.
Bạn có thể áp dụng tương tự như thế cho nhiều thành phần khách nhau trên website.